Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này đề cập đến khái niệm cơ bản về nhân cách văn hóa. Đồng thời bài viết tập trung phân tích thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bao gồm: Tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, các phẩm chất nghề nghiệp và biểu hiện nhân cách văn hóa cụ thể của sinh viên | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 100-106 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0033 THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến khái niệm cơ bản về nhân cách văn hóa. Đồng thời bài viết tập trung phân tích thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, các phẩm chất nghề nghiệp và biểu hiện nhân cách văn hóa cụ thể của sinh viên. Từ khóa: Giá trị nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp, nhân cách văn hóa, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lí thuyết, quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, trong cuốn Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên do Phạm Minh Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị cơ bản của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với mỗi con người [2]. Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, chủ trương tiếp cận nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong một bối cảnh rộng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định nghĩa có tính phổ quát về nhân cách: “Nhân cách là các phẩm chất và năng lực của con người được biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng xử nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay với chính bản thân mình” [1; tr.300]. Năm 2007, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học: Xác định những phẩm chất cần có của .