Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vấn đề giặc biển dưới triều Minh Mạng (1820-1840) qua Đại Nam thực lục và Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trị vì từ năm 1820 đến năm 1840, vua Minh Mạng đã ban hành và thực thi nhiều chính sách. Khảo cứu Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ về vấn đề giặc biển đã phản ánh khách quan những nỗ lực của vua Minh Mạng nhằm giữ vững an ninh vùng biển trên một số phương diện sau: Nguồn gốc quốc gia và địa bàn hoạt động của giặc biển; thời gian và lực lượng tuần tra trên biển và các biện pháp đối phó với giặc biển. | Vấn đề giặc biển dưới triều Minh Mạng (1820-1840) qua Đại Nam thực lục và Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0051 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 10-16 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẤN ĐỀ GIẶC BIỂN DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG (1820-1840) QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC VÀ KHÂM ĐỊNH ĐẠI NAM HỘI ĐIỂN SỰ LỆ Nguyễn Thu Hiền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trị vì từ năm 1820 đến năm 1840, vua Minh Mạng đã ban hành và thực thi nhiều chính sách. Khảo cứu Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ về vấn đề giặc biển đã phản ánh khách quan những nỗ lực của vua Minh Mạng nhằm giữ vững an ninh vùng biển trên một số phương diện sau: nguồn gốc quốc gia và địa bàn hoạt động của giặc biển; thời gian và lực lượng tuần tra trên biển và các biện pháp đối phó với giặc biển. Với các chiếu dụ ban hành và thực thi, vấn đề giặc biển từng bước được triều Minh Mạng kiểm soát và quản lí nhằm tạo môi trường ổn định, an ninh để ngư dân yên tâm sinh sống đồng thời giữ vững chủ quyền lãnh hải quốc gia. Từ khóa: Minh Mạng, giặc biển, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. 1. Mở đầu Lên ngôi sau khi Gia Long qua đời, Minh Mạng đứng trước rất nhiều thử thách từ tình hình trong nước cũng như từ các thế lực bên ngoài. Trong thời gian trị vì từ năm 1820 đến 1840, Minh Mạng luôn nỗ lực thực thi nhiều chính sách nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đặc biệt là an ninh vùng biển. Vấn đề biển trong chính sách của vua Minh Mạng đã được đề cập đến trong nhiều bài viết như “Vị thế của biển trong cái nhìn của các vua đầu triều Nguyễn” [8], “Biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam” [9], “Thủy quân thời Gia Long và Minh Mệnh với công tác tuần tra kiểm soát vùng biển đảo” [10]. . . Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề biển dưới triều Minh Mạng trên nhiều phương diện như xây dựng lực lượng thủy quân, tổ chức .