Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cải tiến các lợi thế cạnh tranh trong sản xuất: Trường hợp của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này kiểm tra trình tự cải tiến tối ưu và sự ảnh hưởng giữa các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Số liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát tiến hành trên 500 công ty sản xuất lương thực, thực phẩm Việt Nam trên toàn quốc. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy trong các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì chất lượng được xem là nền tảng cho sự cải tiến các lợi thế cạnh tranh còn lại, và cải tiến chi phí là bước cuối cùng trong mô hình. | Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số đặc biệt (11/2017), tr.8-12 Journal of Science of Lac Hong University Special issue (11/2017), pp. 8-12 CẢI TIẾN CÁC LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT NAM The improvement of manufacturing competitive advantages: A case study in Vietnamese food industry Trần Thị Thắm tttham@ctuedu.vn Khoa Công Nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam Đến tòa soạn: 06/06/2017; Chấp nhận đăng: 30/08/2017 Tóm tắt. Nghiên cứu này kiểm tra trình tự cải tiến tối ưu và sự ảnh hưởng giữa các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Số liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát tiến hành trên 500 công ty sản xuất lương thực, thực phẩm Việt Nam trên toàn quốc. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy trong các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì chất lượng được xem là nền tảng cho sự cải tiến các lợi thế cạnh tranh còn lại, và cải tiến chi phí là bước cuối cùng trong mô hình. Từ khoá: Lợi thế cạnh tranh; Ngành công nghiệp thực phẩm; Việt Nam Abstract. This study examines the optimal improvement sequence and the relationships among competitive advantages in the Vietnamese food industry. The data were gathered from conducted surveys with 500 food manufacturing companies in Vietnam. Structural Equation Modeling (SEM) was used to test data and hypotheses. The results show that among four competitive advantages, quality can be seen as a precondition for all lasting improvements in manufacturing, and cost is the last improvement in the sequence. Keywords: Competitive advantage; Food industry; Vietnam 1. GIỚI THIỆU Nguồn nông sản phong phú từ ngành nông nghiệp lâu đời là thế mạnh của ngành công nghiệp thực phẩm nước ta. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực chế biến, khâu sản xuất còn thô sơ nên năng lực phát triển của ngành vẫn chưa thật sự tương xứng với thế mạnh nguồ n nguyên liệu từ nông nghiệp. Bên cạnh đó,