Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kết quả điều trị progestins và đồng vận GnRH sau phẫu thuật nội soi bóc u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị Progestins và đồng vận GnRH sau phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC ở buồng trứng. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PROGESTINS VÀ ĐỒNG VẬN GnRH SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI BÓC U LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BUỒNG TRỨNG Trần Thị Thu Lan*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị Progestins và đồng vận GnRH sau phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC ở buồng trứng. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Dân số nghiên cứu: Các bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC ở buồng trứng tại khoa nội soi BV Từ Dũ, không mong muốn có thai trong vòng một năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm: Progestins (Lynestrenol): 10mg uống mỗi ngày trong 6 tháng. Đồng vận GnRH (Gosereline): 3,6mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần trong 3 tháng. Siêu âm tìm nang LNMTC tái phát sau 9 tháng phẫu thuật bóc nang. Kết quả: 172 bệnh nhân nang LNMTC ở buồng trứng được chọn vào nghiên cứu với hai phác đồ. Tỷ lệ tái phát phác đồ GnRH-a là 12,8% thấp hơn phác đồ Progestins là 15,1% (p>0,05). Yếu tố ảnh hưởng đến tái phát nang LNMTC là giai đoạn AFS và đường kính nang lớn nhất, nang hai bên (p70mm 15 (31,2%) 33 (68,8%) Nang 30-70mm 9 (7,5%) 111 (92,5%) GĐ IV 18 (19,1%) 76 (80,9%) GĐ III 6 (7,7%) 72 (92,3%) p 0,0004 0,0002 0,03 Bảng 3: Liệt kê các tác dụng phụ sau điều trị Progestins GnRH-a p Rong huyết dạng Bốc hoả sau Tác dụng phụ 0,149 chấm (16,8%) mũi 2 (27,9%) Mức độ hài lòng 70% hài lòng Tất cả BÀN LUẬN Tỷ lệ tái phát nhóm đồng vận GnRH của chúng tôi (12,8%) cao hơn nghiên cứu của Montanino G(10) (11%) và Marana R(9) (10%), thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn. Có lẽ trong 2 nghiên cứu này tác giả điều trị sau mọi trường hợp PTNS từ giai đoạn I đến IV cho nên có thể giai đoạn bệnh nhẹ hơn tái phát thấp hơn. So với nghiên cứu Regidor PA(13) tại Đức (2001) (11,5%), tỷ lệ tái phát nhóm Progestins của chúng tôi cao hơn (15,1%), nhưng ở nghiên cứu này LNMTC 80% ở độ III, trong khi nghiên cứu của chúng tôi độ III và IV bằng nhau.