Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thức ăn và tập tính ăn uống của Vượn đen má trắng ( Nomascus leucogenys Ogilby, 1840 trong điều kiện nuôi ở Trung tâm cứu hộ Linh trưởng vườn quốc gia Cúc Phương
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung nghiên cứu của bài viết là nghiên cứu thành phần thức ăn của Vượn đen má trắng trong điều kiện nuôi. Nghiên cứu tập tính ăn uống của Vượn đen má trắng trong điều kiện nuôi nhốt. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN VÀ TẬP TÍNH ĂN UỐNG CỦA VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS OGILBY, 1840) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI Ở TRUNG TÂM CỨU HỘ LINH TRƢỞNG VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG Nguyễn Thị Thoa - Lương Văn Việt (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng đã bị săn bắt ráo riết dẫn đến số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng. Hơn nữa, nơi sống của loài Vượn đen má trắng cũng đã bị tàn phá nhiều làm cho suy thoái nghiêm trọng, khiến chúng không còn nhiều môi trường sống thích hợp. Kết quả, cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài Vượn đen má trắng hiện nay đang đứng trước nguy cơ diệt vong [3]. Sách đỏ Việt Nam (2007) đã xếp Vượn đen má trắng vào bậc nguy cấp (EN A1c,d C2a) [1], theo Nghị định Chính phủ số 32/2006/NĐCP, ngày 30/3/2006 thì Vượn đen má trắng được xếp vào nhóm IB (nghiêm cấm khai thác sử dụng) [2]. Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức cơ quan trong và ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh nguy cơ bị tuyệt chủng của các loài động vật, trong đó giải pháp nhân nuôi là một trong những giải pháp được quan tâm hiện nay. Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng (TTCHLT) - Vườn quốc gia Cúc Phương hiện đang là Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiệm vụ chính là nuôi cứu nguy, nghiên cứu phục hồi, bảo tồn và phát triển các loài Linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, để việc nhân nuôi thành công cần phải biết rõ các đặc điểm về sinh học, sinh thái của loài, trong khi đó các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của loài Vượn đen má trắng còn rất hạn chế. 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần thức ăn của Vượn đen má trắng trong điều kiện nuôi. - Nghiên cứu tập tính ăn uống của Vượn đen má trắng trong điều kiện nuôi nhốt. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Mẫu vật nghiên cứu: .