Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài suy nghĩ về cái đẹp trong điêu tàn của Chế Lan Viên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cái Đẹp trong thơ là kết quả tất yếu của những nỗ lực sáng tạo thi ca của nhà nghệ sỹ theo một cái nhìn thẩm mỹ độc đáo riêng. Đồng thời, đó cũng là đối tượng thẩm mỹ chủ yếu nằm trong “tầm đón đợi” của độc giả. Khởi sự trên con đường sự nghiệp thơ ca hướng đến cái Đẹp, nhà thơ trẻ Chế Lan Viên đã làm nên một độc sáng thi ca: Điêu tàn. Cái Đẹp hiện lên trong Điêu tàn là cái tột cùng Đau thương. Nó đã đưa đến cho nhà thơ một tầm vóc lớn trên thi đàn Thơ mới, làm nền tảng cho những sáng tạo tiếp theo sau này của thi nhân. | Hà Hữu Tăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 18 - 25 VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁI ĐẸP TRONG ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN Hà Hữu Tăng* Viện Văn học TÓM TẮT Cái Đẹp trong thơ là kết quả tất yếu của những nỗ lực sáng tạo thi ca của nhà nghệ sỹ theo một cái nhìn thẩm mỹ độc đáo riêng. Đồng thời, đó cũng là đối tượng thẩm mỹ chủ yếu nằm trong “tầm đón đợi” của độc giả. Khởi sự trên con đường sự nghiệp thơ ca hướng đến cái Đẹp, nhà thơ trẻ Chế Lan Viên đã làm nên một độc sáng thi ca: Điêu tàn. Cái Đẹp hiện lên trong Điêu tàn là cái tột cùng Đau thương. Nó đã đưa đến cho nhà thơ một tầm vóc lớn trên thi đàn Thơ mới, làm nền tảng cho những sáng tạo tiếp theo sau này của thi nhân. Từ khóa: Điêu tàn, Chế Lan Viên, Thơ mới, cái đẹp Không có một sáng tạo nghệ thuật nào là không hướng đến cái Đẹp. Điêu tàn là biểu tượng của cái Đẹp tài hoa và độc đáo của Chế Lan Viên. Từ khi được sinh ra đến nay nó đã trải qua gần ba phần tư thế kỷ, với sự soi xét, thẩm định của ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, cũng như những độc giả yêu quý thơ ông. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy có ai tìm hiểu cái Đẹp của thi phẩm này trên cơ sở quan niệm thẩm mỹ của tác giả một cách cụ thể và có hệ thống. Một số cây bút đụng đến vấn đề này, nhưng chỉ dừng lại ở những gợi ý, nếu có đặt thành vấn đề nghiên cứu thì cũng chỉ phân tích sơ lược, nhằm chỉ ra những nét khái quát về mỹ học của Chế Lan Viên. Có lẽ, bài viết Đôi điều về mỹ học của nhà thơ Chế Lan Viên của nhà thi pháp học hiện đại - Trần Đình Sử - là công trình đầu tiên trực tiếp khám phá cái Đẹp trong thơ Chế Lan Viên nói chung, trong Điêu tàn nói riêng một cách tổng quát. Tác giả viết: “Ngay từ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã nói tới việc làm thơ như làm một việc phi thường, nghĩa là không làm chuyện tầm thường, dung tục. Ông tìm đến cái Đẹp (mỹ) không phải trong cái “chân”, cái “thiện”, mà tìm tương tự trong hư ảo với Điêu tàn” (1). Nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt nam hiện đại Vũ Tuấn Anh trong một bài viết về Điêu