Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng mô hình biến thiên khả năng thấm (VIC) tính toán các chỉ số hạn cho tỉnh Bình Thuận

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong nghiên cứu này, dựa trên các quá trình trao đổi nước bề mặt, mô hình Biến thiên khả năng thấm (VIC) được sử dụng để tính toán mô phỏng diễn biến độ ẩm tương đối của đất khu vực tỉnh Bình Thuận | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49 Ứng dụng mô hình biến thiên khả năng thấm (VIC) tính toán các chỉ số hạn cho tỉnh Bình Thuận Nguyễn Quang Hưng*, Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Liên Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Hạn hán là một mối nguy hiểm tự nhiên phức tạp, để đánh giá mức độ hạn hán đã có nhiều các chỉ số được xây dựng. Trong nghiên cứu này, dựa trên các quá trình trao đổi nước bề mặt, mô hình Biến thiên khả năng thấm (VIC) được sử dụng để tính toán mô phỏng diễn biến độ ẩm tương đối của đất khu vực tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra hạn hán của lưu vực nghiên cứu cao, diễn biến hạn hán phức tạp, cho thấy rõ ảnh hưởng của lượng mưa, nhiệt độ và thảm phủ đến quá trình trao đổi nước trong đất, độ ẩm đất.Kết quả nghiên cứuthể hiện mô hình VIC có tính ứng dụng cao, có thể dùng làm cơ sở để phát triển các công cụ dự báo hạn hán phục vụ lên kế hoạch sản xuất nông nghiệp, quản lý lập quy hoạchtài nguyên nước. Từ khóa: Hạn hán, Mô hình VIC, Độ ẩm tương đối của đất, tỉnh Bình Thuận. 1. Giới thiệu chung hạn hán trên thế giới đã sử dụng nhiều loại chỉ số để đánh giá. Chỉ số PN (Percent of Normal) là thước đo sự chênh lệch giữa lượng mưa thực tế R so với giá trị trung bình nhiều năm (giá trị chuẩn). Giá trị chuẩn có thể được tính cho từng tháng, từng mùa hoặc từng năm và sẽ được xem bằng 100%. Chỉ số cán cân nước (K) là chỉ số thông dụng ở Việt Nam, được tính theo công thức sau: K=E/R. Trong đó: E là lượng bốc hơi trong khoảng thời gian xác định; R là lượng mưa trung bình trong khoảng thời gian xác định. Hạn hán xuất hiện trên khắp thế giới, được coi là một trong những thảm họa phức tạp và khó hiểu trong thiên nhiên. Hạn hán thường xảy ra do một hoặc nhiều nhân tố, bao gồm sự thiếu hụt