Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kế hoạch số 47/KH-UBND
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kế hoạch Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 – 2020 nhằm mục tiêu: Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị và cộng đồng về nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói chung, làng nghề thủ công truyền thống Đóng xuồng, ghe xã Long Hậu, huyện Lai Vung và làng nghề thủ công truyền thống Dệt chiếu xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò nói riêng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; từng bước xây dựng phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ di sản. chi tiết nội dung tài liệu. | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 47/KH-UBND Đồng Tháp, ngày 23 tháng 02 năm 2017 KẾ HOẠCH Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 – 2020 Căn cứ Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 09/9/2013, Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Đồng Tháp triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 – 2020, với những nội dung cụ thể như sau: A. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ ĐÓNG XUỒNG GHE VÀ DỆT CHIẾU “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, xã Định Yên, huyện Lấp Vò ra đời từ rất lâu, trải qua quá trình phát triển đến nay đã để lại giá trị di sản văn hóa quý báu. Sự phát triển của hai làng nghề này đã giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều sản phẩm mới ra đời thay thế, nhu cầu sử dụng sản phẩm làng nghề giảm dần; nhiều hộ sản xuất làng nghề, để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh đã chuyển sang sản xuất bằng máy thay vì thủ công đã làm mất tính hấp dẫn của sản phẩm và nhất là mặc dù đã tồn tại từ lâu đời, nhưng hạ tầng kinh tế kỹ thuật, giao thông đi lại của làng nghề rất khó khăn; một số qui định mới không phù hợp (Ví dụ qui định về đăng kiểm sản phẩm ghe tàu áp dụng