Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến thức - Thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tỉnh hưng yên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2016. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC KIẾN THỨC - THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH HƯNG YÊN Phạm Ngọc Duấn, Phạm Ngọc Minh Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được thực hiện trên 622 học sinh Tiểu học huyện Kim Động, Hưng Yên. Kết quả cho thấy, tỉ lệ học sinh biết giun truyền qua là 50,8%, đường lây là 76,5%, có 12,5% không biết nguyên nhân gây bệnh giun truyền qua đất. 85,9% biết tác hại của giun truyền qua đất, 99,7% biết đến biện pháp phòng chống. Thực hành; 97% học sinh rửa tay trước khi ăn, 98,1% học sinh rửa tay sau khi đi đại tiện; 94,7% cắt móng tay; 81,2 không uống nước lã; 54,3% không ăn rau sống. Có 88,1% học sinh sử dụng hố xí hợp vệ sinh. 51,4% được tẩy giun trong vòng 6 tháng. Tỉ lệ học sinh có kiến thức tốt chiếm 66,8%, có kiến thức khá và chưa tốt chiếm tỉ lệ lần lượt là 21,1% và 12,1%. Tỉ lệ học sinh có thực hành tốt chiếm 90,2%, thực hành khá là 8%, có 1,8% học sinh thực hành chưa tốt. Có 2 yếu tố là thực hành tốt và tẩy giun trong vòng 6 tháng làm giảm tỉ lệ nhiễm giun, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Giun truyền qua đất, giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh giun truyền qua đất do các loại giun chính gây nên là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Necator americanus và Ancylostoma duodenale). Bệnh gây nhiều tác hại đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trên trẻ em. Bệnh chủ yếu tập trung ở những nước chưa phát triển, ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [1 3]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, trên Thế giới có khoảng 1,2 tỷ người nhiễm giun đũa, 795 triệu người nhiễm giun tóc và 740 triệu người nhiễm giun móc/mỏ [4]. Trong đó có hơn 267 triệu trẻ em Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất phát triển. Hiện nay, bệnh vẫn phổ biến ở nhiều khu vực trên cả nước. Theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký