Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây: Hệ thống tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện thực tế và tính đặc thù của ĐBSCL để làm cơ sở đánh giá, xét chọn sản phẩm chủ lực thống nhất cho toàn vùng, danh mục các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL đến năm 2020. | 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một trong những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á và thế giới, ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thủy hải sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Hơn thế, nó còn là vùng kinh tế trọng điểm cả nước, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Quá trình cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế mà thời gian qua đã giúp cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp ở ĐBSCL đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP lập nên kỷ lục mới, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đời sống xã hội không ngừng được cải thiện; một số sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem về nhiều ngoại tệ cho các đại phương trong vùng và cả nước . Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của ĐBSCL thời gian qua cũng bộc lộ khá nhiều yếu kém: tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, còn chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững và dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài; sản phẩm chủ lực còn ít và phát triển chậm, chưa chuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng; năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các sản phẩm còn thấp . Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, sự phát triển kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long còn khá biệt lập, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các vùng khác của đất nước cũng như quốc tế. Đồng thời, sự phát triển của vùng cũng rất thiếu đồng bộ, chưa cân xứng giữa các ngành nghề, lĩnh vực và giữa các địa phương; phát triển nặng về .