Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh THPT lập ý cho bài văn nghị luận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hoá những nội dung tư tưởng cốt lõi của lí thuyết BĐTD do Tony Buzan thiết lập từ góc nhìn lập ý cho bài văn nghị luận, nghiên cứu thực trạng dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở THPT; nghiên cứu xác định khả năng ứng dụng BĐTD vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luận, luận án đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hướng dẫn cho HS THPT ứng dụng BĐTD vào lập ý cho bài văn nghị luận nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị, ưu thế của công cụ này đối với việc phát triển tư duy cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn nghị luận nói riêng. | Luận án tiến hành điều tra thực tiễn trên nhiều phương diện khác nhau. Về nội dung dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ bài học có liên quan đến lập ý chưa thật thỏa đáng; ngữ liệu minh họa, cách thức triển khai nhìn chung còn nghèo nàn, không cung cấp cho học sinh những hướng triển khai khác nhau nên dễ rơi vào tình trạng bế tắc ý tưởng. Về thực trạng dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở trường phổ thông, việc điều tra tình hình dạy học làm văn nghị luận của GV và sử dụng BĐTD trong dạy học chỉ ra rằng về cơ bản, các thầy cô đều đã tiếp cận với BĐTD, phần lớn đánh giá cao khả năng ứng dụng BĐTD vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luận. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả vẫn còn là trăn trở. Sự lúng túng khi dạy học nội dung này khiến các tiết học làm văn còn thiếu tính sinh động, hấp dẫn. Về phía HS THPT, kết quả khảo sát phản ánh thực trạng nhiều em không có thói quen lập ý trước khi viết bài, nếu có lập ý thì dễ gặp trở ngại vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đồng thời, đa số HS cũng chưa từng sử dụng BĐTD để lập ý.