Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số đặc điểm sinh học của san hô trong điều kiện tự nhiên và nuôi giữ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong điều kiện nuôi, thức ăn phổ biến cho san hô là ấu trùng Artemia salina. Ngoài ra san hô có thể ăn các loại động vật hải sản được chế biến với kích thước phù hợp. San hô chủ yếu là lưỡng tính, một số loài phân tính. San hô vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính. San hô có một số cơ chế cạnh tranh và tự bảo vệ như phát triển nhanh, có cấu trúc tấn công; có các xúc tu quét và tiết độc tố. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 42 - 51 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SAN HÔ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NUÔI GIỮ NGUYỄN THỊ THANH THỦY Viện Hải dương học Nha Trang Tóm tắt: Dựa vào khả năng tạo rạn nhờ tảo cộng sinh zooxanthellae san hô được chia thành san hô tạo rạn (hermatypic) và san hô không tạo rạn (ahermatypic). Tùy theo sự có hoặc không có mặt của bộ xương ngoài san hô được chia thành san hô cứng và san hô mềm. Theo mục đích bắt mồi, san hô cứng được chia thành san hô cứng polyp lớn/dài (LPS) và san hô cứng polyp nhỏ/ngắn (SPS). Tất cả các san hô mềm đều có 8 xúc tu trên mỗi polyp nên còn được gọi “Octocorallia”. Hầu hết san hô tạo rạn sống thành tập đoàn, với những cá thể polyp. Tự dưỡng là hình thức dinh dưỡng chủ yếu của san hô có tảo cộng sinh với tỷ lệ năng lượng nhận được qua quang hợp từ 50 - 95% tùy theo loài. Tuy nhiên, san hô còn có khả năng dị dưỡng qua ba cách: bắt mồi động vật phù du bằng polyp; lọc chất lắng đọng bằng cơ chế màng nhày và hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan qua màng tế bào. Trong điều kiện nuôi, thức ăn phổ biến cho san hô là ấu trùng Artemia salina. Ngoài ra san hô có thể ăn các loại động vật hải sản được chế biến với kích thước phù hợp. San hô chủ yếu là lưỡng tính, một số loài phân tính.San hô vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính. San hô có một số cơ chế cạnh tranh và tự bảo vệ như phát triển nhanh, có cấu trúc tấn công; có các xúc tu quét và tiết độc tố. Một số yếu tố môi trường phù hợp cho san hô trong điều kiện tự nhiên và nuôi giữ: cường độ ánh sáng từ 30 - 80% PAR0; nhiệt độ từ 23 - 270C, pH từ 8 - 8,45; độ kiềm từ 2,5 - 4meq/L (7 - 11dkH); độ muối 35‰; nồng độ các muối vô cơ gần với nước biển tự nhiên (NH+4: 3,8µM/L; NO3--: 3,8µM/L; PO4--: 0,56µM/L); nồng độ canxi từ 350 - 450ppm; strontium từ 8 - 10ppm; sự có mặt của dòng chảy để cung cấp oxy và vận chuyển thức ăn cho san hô, đồng thời ngăn cản sự lắng đọng trầm tích và các sinh vật bám trên bề mặt san hô. I. MỞ ĐẦU Nghiên cứu nuôi giữ san