Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới: Con đường dài và gập ghềnh tới cộng đồng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung của tài liệu trình bày về lý giải về cách xảy ra của những chủ thể an ninh - chính trị của các quốc gia Đông Nam Á, và những hàm ý dành cho tương lai của châu Á, và liệu các nước Đông Nam Á được gắn kết với nhau trong 40 năm qua thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có thể duy trì vị thế then chốt của mình trong các vấn đề châu Á hay không. | Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp #107 10/01/2014 ASEAN VÀ CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG KHU VỰC MỚI: CON ĐƯỜNG DÀI VÀ GẬP GHỀNH TỚI CỘNG ĐỒNG Nguồn: Sheldon W. Simon (2008). “ASEAN and the New Regional Multilateralism: The Long and Bumpy Road to Community”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 195-214. Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Từ quan điểm địa chính trị, vùng duyên hải châu Á chia làm ba tiểu vùng: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, hai nước Triều Tiên, Đài Loan, viễn đông nước Nga), Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei), và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka). Cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có những cường quốc kinh tế và chính trị lớn mạnh. Ở khu vực sau cùng, các hoạt động kinh tế và sức ảnh hưởng về an ninh-chính trị ngày càng gia tăng của Ấn Độ đã mở rộng tới toàn bộ châu Á. Trong khu vực đầu tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đóng vai trò kinh tế toàn cầu quan trọng, trong đó Tokyo và Bắc Kinh là những chủ thể an ninhchính trị chính. Ngược lại, Đông Nam Á không có cường quốc lớn mạnh nào đạt tầm vóc toàn cầu. Khu vực này bao gồm một số quốc gia với các nền kinh tế sôi động – Singapore, Malaysia, Thái Lan – hay tiềm năng kinh tế - Việt Nam và Indonesia. Xét về tầm vóc địa chính trị, Đông Nam Á có phần lu mờ so với láng giềng Đông Bắc Á và Nam Á. Thế nhưng, Đông Nam Á lại là nơi ra đời của hầu hết các tổ chức khu vực châu Á mà các cấu trúc, thủ tục của chúng đều được quyết định bởi mong muốn của các quốc gia Đông Nam Á. Mục tiêu chính của chương này là nhằm lý giải điều này đã xảy ra như thế nào, và những hàm ý dành cho tương lai của châu Á là gì, và liệu các nước Đông Nam Á được gắn kết với nhau trong 40 năm qua thông ©Dự án Nghiencuuquocte.net 1 Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp qua Hiệp hội .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN