Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng hợp AKD từ mỡ cá BASA sử dụng trong công nghệ xeo giấy
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mỡ cá basa chiếm 25% khối lượng cá, có thành phần chủ yếu là phần dầu (83,51%), phần mỡ rắn chiếm 14,83% trong đó có 70,60% là acid béo no chủ yếu là các acid có 16C trở lên. Do đó mỡ cá basa thích hợp được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp AKD. Mục đích của đề tài là nghiên cứu quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp AKD từ mỡ cá basa sử dụng cho quá trình xeo giấy. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 7 -2006 TỔNG HỢP AKD TỪ MỠ CÁ BASA SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ XEO GIẤY Lê Thị Thanh Hương (1), Trần Thị Việt Hoa (2), Nguyễn Thị Ngọc Bích(2) (1) Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. (2) Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 01 tháng 03 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 27 tháng 07 năm 2006) TÓM TẮT: Mỡ cá basa chiếm 25% khối lượng cá, có thành phần chủ yếu là phần dầu (83,51%), phần mỡ rắn chiếm 14,83% trong đó có 70,60% là acid béo no chủ yếu là các acid có 16C trở lên. Do đó mỡ cá basa thích hợp được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp AKD. Mục đích của đề tài là nghiên cứu quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp AKD từ mỡ cá basa sử dụng cho quá trình xeo giấy. 1. GIỚI THIỆU Alkyl Keten Dimer (AKD) là chất phụ gia được cho vào trong quá trình hồ giấy để làm tăng tính kháng nước của giấy. AKD là một lactone (ester dạng vòng) có khả năng tạo liên kết với giấy bằng phản ứng ester hóa với nhóm hydroxyl của cellulose làm cho xuất hiện các nhóm hydrocarbon béo kỵ nước trên bề mặt của cellulose tạo ra tính kháng nước của giấy1,2,3. Hiện nay AKD hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài dưới dạng nhũ tương. Nguyên liệu để tổng hợp AKD là hỗn hợp các acid béo từ C14-C22 4. Mục đích của đề tài là nghiên cứu quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp AKD từ mỡ cá basa sử dụng cho quá trình xeo giấy. AKD được tổng qua các giai đoạn: điều chế acid béo bằng phản ứng thủy phân mỡ cá basa, tiếp theo cho acid thu được tác dụng với PCl3 để tạo thành acid clorua, sau đó tiếp tục khử HCl, dimer đóng vòng của hai phân tử clorua acid với sự có mặt của trietylamin TEA 5,6: CH2 O C CH O O C R CH2 O 3R C O + 1. dd NaOH 2. HCl 3R C O H + CH OH OH O O C R O 3R C H + PCl3 CH2 R CH2 OH Cl + H3PO3 O O R 2R CH2 C O Cl 2 (C2H5)3N R CH C C H O C O + + 2(C2H5)3NHCl Cá basa có tên khoa học là Pangasius Bocourti Sauvage thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) họ cá Tra (Pangasiidae).