Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Triết học Marx - Lenin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề về tự do trong mối quan hệ biện chứng với tất yếu, tự do và tất yếu không hề đối lập nhau một cách siêu hình. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT YẾU VÀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC MARX - LENIN Nguyễn Thị Kiều Sương Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: ngkieusuong@gmail.com TÓM TẮT Triết học Marx - Lenin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề về tự do trong mối quan hệ biện chứng với tất yếu, tự do và tất yếu không hề đối lập nhau một cách siêu hình. Tiền đề của tự do nằm trong tất yếu, tự do là sản phẩm của tất yếu, tự do được hiểu là năng lực hoạt động, là khả năng sáng tạo, mà nhờ đó, con người tự giải phóng khỏi mọi tính tất yếu bên ngoài, và làm chủ bản thân và thế giới tự nhiên trên cơ sở hiểu biết cái tất yếu và hành động phù hợp với nó. Tất yếu chuyển hóa thành tự do khi tất yếu đã được nhận thức, tức khi "tất yếu tự nó" đã trở thành "tất yếu cho ta". Vì thế, điều đó cũng khẳng định tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, mỗi bước của nền văn minh là một bước tiến gần đến tự do. Từ khóa: tất yếu, tự do, triết học Marx-Lenin. Tự do là giá trị thiêng liêng của con người, là mục đích đấu tranh, của mọi sự giải phóng nhân loại. Có thể nói, triết học với tư cách là một khoa học nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, một khoa học phục vụ con người, thì triết học luôn là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người và tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học chân chính cố gắng tìm ra và luận chứng cho nó. Như vậy nếu con người là đề tài trung tâm của triết học thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học ấy. Vì vậy, đề tài tự do được nhiều nhà triết học bàn đến từ cổ đại, trung đại, cận đại đến triết học Marx-Lenin, từ khắc kỷ đến hiện sinh, nhưng chỉ đến triết học Marx-Lenin lần đầu tiên trong lịch sử dưới ngọn cờ lý luận và tư tưởng của giai cấp vô sản, đã giải đáp vấn đề về tự do một cách khoa học, đúng đắn, trên lập .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.