Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phẫu thuật triệt để ung thư đường mật vùng rốn gan: 38 trường hợp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài với nội dung nhằm đánh giá kết quả qua 38 trường hợp. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 8/2008 bắt đầu tiến hành phẫu thuật triệt để cho bệnh lý này. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học PHẪU THUẬT TRIỆT ĐỂ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT VÙNG RỐN GAN: 38 TRƯỜNG HỢP Đỗ Hữu Liệt*, Nguyễn Tấn Cường**, Phạm Hữu Thiện Chí*, Đoàn Tiến Mỹ*, Lê Trường Chiến* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư đường mật vùng rốn gan - u Klatskin- là một loại ung thư hiếm gặp, tiên lượng xấu, điều trị triệt để là một thách thức lớn. Tỉ lệ có thể phẫu thuật triệt để tại châu Âu và Mỹ từ 5 - 18%, trong khi tại Việt Nam, hầu hết chỉ có thể điều trị tạm bợ . Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 8/2008 chúng tôi bắt đầu tiến hành phẫu thuật triệt để cho bệnh lý này. Chúng tôi đánh giá kết quả qua 38 trường hợp. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, đánh giá mức độ xâm lấn và phân loại u theo Bismuth Corlette dựa trên hình ảnh cộng hưởng từ. Trong mổ, cắt u khỏi tĩnh mạch cửa và động mạch gan với dao CUSA và dao siêu âm (Harmonic scaple), cắt ống mật chủ, cắt khối u đến khi 2 đầu phẫu thuật không còn tế bào ác tính (sinh thiết tức thì). Tùy theo loại tổn thương, chúng tôi có thể cắt kèm theo cắt gan trái, cắt gan phải hoặc cắt gan trung tâm và cắt thùy đuôi của gan cộng với nạo hạch vùng rốn gan. Nối ống gan (P) - (T) hoặc cả 2 ống gan hỗng tràng theo Roux-en-Y. Theo dõi thời gian sống sau mổ. Kết quả: Từ tháng 6/ 2008 đến tháng 12/ 2012, 38 bệnh nhân đã được mổ triệt để. Có 26 nam (68,4%) và 12 nữ (31,6%). Tuổi trung bình 51,66 (37 - 75). Dạng thâm nhiễm 29 trường hợp (76,3%), dạng khối 8 trường hợp (21,1%) và dạng polyp 1 trường hợp (2,6%). Tai biến trong mổ gồm rách tĩnh mạch cửa 13 trường hợp (34,2%), rách động mạch gan 11 trường hợp(29%). Có 16 trường hợp rò mật sau mổ, điều trị bảo tồn thành công và 1 trường hợp rò mật gây viêm phúc mạc mổ làm lại miệng nối. Bốn trường hợp tử vong sau mổ (10,53%) do nhiễm trùng huyết và suy gan. Hai trường hợp mất liên lạc trong quá trình theo dõi sau 3 tháng và 6 tháng. Kết luận: Mặc dù phẫu thuật triệt để u Klatskin có gặp nhiều thách thức, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nhưng .