Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng dẫn giải bài 53,54,55,56,57 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu giải bài tập trang 80 giúp các em nắm được phương pháp giải bài tập tính chất đường trung trực của tam giác theo đúng yêu cầu. Mời các em tham khảo để hệ thống lại kiến thức bài học và nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi chính xác. Chúc các em học tốt! | Bài 53 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2 Ba gia đình quyết định đào chung một cái giếng. Phải chọn vị trí của giếng ở đâu để các khoảng cách từ giếng đến các nhà bằng nhau? Hướng dẫn giải bài 53 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2: Vì điểm đào giếng cách ba ngôi nhà (ba ngôi nhà không cùng nằm trên một đường thẳng) nên điểm đó chính là giao điểm ba đường trung trực của ba cạnh trong tam giác có đỉnh là ba ngôi nhà. Bài 54 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2 Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC trong các trường hợp sau: a) ∠A, ∠B, ∠C đều nhọn b) ∠A = 900 c) ∠A > 900 Hướng dẫn giải bài 54 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2: Đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Để vẽ đường tròn ngoại tiếp ta cần xác định tâm của đường tròn đó. Muốn xác định tâm ta vẽ hai đường trung trực và giao điểm hai đường trung trực ( cũng là giao điểm của ba trung trực cần tìm) Nhận xét: – Nếu tam giác có ba góc đều nhọn thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trong tam giác. – Nếu tam giác có góc vuông thì tâm đường tròn nằm trên cạnh huyền ( tâm là trung điểm của cạnh huyền) – Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác. Bài 55 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2 Cho hình bên: Chứng minh ba điểm B, C, D thẳng hàng Gợi ý: Chứng minh ∠ADB + ∠ADC = 1800 Hướng dẫn giải bài 55 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2: Từ hình vẽ ta có: DK là trung trực của Ac, DI là đường trung trực của AB. Do đó ∆ADK = ∆CDK (c.c.c) => ∠ADK = ∠ CDK hay DK là phân giác ∠ ADC => ∠ ADK = 1/2 ∠ ADC ∆ADI = ∆BDI (c.c.c) => ∠ ADI = ∠ BDI => DI là phân giác ∠ ADB => ∠ ADI = 1/2 ∠ ADB Vì AC // DI ( cùng vuông góc với AB) mà DK ⊥ AC => DK ⊥ DI hay ∠ ADK + ∠ADI = 90º Do đó 1/2 ∠ADC + 1/2 ∠ADB = 900 => ∠ADC + ∠ADB = 1800 => ∠BDC = 180º => ∠BDC là góc bẹt nên ba điểm B, C, D thẳng hàng. Bài 56 trang 80 SGK Hình học 7 tập 2 Sử dụng bài 55 để chứng minh rằng: Điểm cách đều ba đỉnh .