Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong hồi kí từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong hồi kí từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của phạm khắc hòe trình bày: Cuốn hồi kì Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe, chúng tôi sẽ làm nổi bật vai trò, tác dụng của vốn từ trong quá trình thể hiện hệ tư tưởng, quan điểm và thái độ chính trị của tác giả đối với,. . | LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ TRONG HỒI KÍ TỪ TRIỀU ĐÌNH HUẾ ĐẾN CHIẾN KHU VIỆT BẮC CỦA PHẠM KHẮC HÒE TRẦN BÌNH TUYÊN Nhà xuất bản Đại học Huế Tóm tắt: Thông qua lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong cuốn hồi kì Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe, chúng tôi sẽ làm nổi bật vai trò, tác dụng của vốn từ trong quá trình thể hiện hệ tư tưởng, quan điểm và thái độ chính trị của tác giả đối với các hiện tượng xã hội trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc. 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Trong ngôn ngữ, lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô có giá trị biểu đạt nội dung sâu sắc. Thông qua lớp từ này, vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp được thể hiện một cách cụ thể, chính xác trong từng điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Đối với lớp từ ngữ định danh, giá trị biểu đạt đó còn rất đa dạng, phong phú thông qua chức năng quy chiếu của ngôn ngữ. Một sự vật, hiện tượng có thể được quy chiếu bởi hệ thống từ ngữ đồng quy chiếu khác nhau, do đó, bên cạnh nội dung biểu đạt vị thế xã hội, lớp từ này còn giúp tác giả thể hiện cách nhìn và cách đánh giá cũng như bộc lộ tâm tư tình cảm, tư tưởng xã hội đối với đối tượng được đề cập. Bên cạnh đó, từ xưng hô là một cách quy chiếu đối tượng người tham gia giao tiếp trực tiếp hoặc là đối tượng được đề cập đến trong phát ngôn (diễn ngôn). Trong hoạt động giao tiếp, lớp từ này có chức năng định vị các đối tượng trong quan hệ với người nói và hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời chúng còn biểu hiện một cách sâu sắc các quan hệ liên nhân trong xã hội của các vai giao tiếp được phản ánh. Như vậy, ngôn ngữ nói chung và lớp từ ngữ định danh, xưng hô nói riêng có các chức năng đặc biệt nhằm truyền tải nội dung, tư tưởng của người viết đối với các hiện tượng xã hội. Trong bài viết này, chúng ta có thể thấy được cụ thể hơn vai trò và tác động của các lớp từ ngữ này trong quá trình thể hiện cách nhìn cũng như quan điểm, thái độ chính trị của tác giả đối với xã hội. 1.2. Cuốn hồi kí Từ Triều đình