Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá trị các mẫu bệnh phẩm và mật độ vi rút trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh tay chân miệng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: 1) So sánh tỉ lệ dương tính với EV, EV71 ở các mẫu bệnh phẩm: Phết họng, phết bóng nước, phết trực tràng và dịch não tủy; 2) Phân tích sự thay đổi tỉ lệ EV71/EV theo tháng nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm EV71 với dịch BTCM; 3) Phân tích tương quan giữa nồng độ vi rút trong các mẫu bệnh phẩm với biến chứng. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 GIÁ TRỊ CÁC MẪU BỆNH PHẨM VÀ MẬT ĐỘ VI RÚT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Tăng Chí Thượng*, Nguyễn Thanh Hùng*, Lê Quốc Thịnh*, Trương Hữu Khanh*, Đỗ Văn Niệm*, Lê Anh Tuấn*, Nguyễn Thị Ngọc Dung*, Nguyễn Ngọc Hạnh* TÓM TẮT Mục tiêu: 1) So sánh tỉ lệ dương tính với EV, EV71 ở các mẫu bệnh phẩm: phết họng, phết bóng nước (PBN), phết trực tràng (PTT) và dịch não tủy (DNT); 2) Phân tích sự thay đổi tỉ lệ EV71/EV theo tháng nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm EV71 với dịch BTCM; 3) Phân tích tương quan giữa nồng độ vi rút (NĐVR) trong các mẫu bệnh phẩm với biến chứng. Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện phản ứng RT-PCR và Real-time RT-PCR trực tiếp từ các mẫu bệnh phẩm như phết họng, phết trực tràng và dịch não tủy ở bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bệnh tay chân miệng, theo qui trình chuẩn và đoạn mồi do Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Đài Loan – Trung Quốc cung cấp. Kết quả: Phản ứng có độ lập lại tốt và độ chính xác cao. Mật độ vi rút trong bệnh phẩm có tương quan tuyến tính nằm trong giới hạn từ 102-105copies/ml. Trong các loại bệnh phẩm, mẫu phết họng có tỉ lệ dương tính cao nhất (84,5%), kế đến là phết trực tràng (55,2%) và dịch não tủy (40,2%). Phân tích giá trị trung bình của mật độ vi rút trong các mẫu phết họng, phết trực tràng và dịch não tủy cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không có biến chứng. Sự gia tăng tỉ lệ EV71/EV theo các mốc thời gian trong năm có liên quan không rõ với cao điểm của BTCM trong năm và không tương quan với tỉ lệ biến chứng. Kết luận: Qui trình chẩn đoán EV71 3 bước đã thiết lập có khả năng phát hiện EV và EV71 cao với tỉ lệ tương ứng là 84,5% và 36,7% trên mẫu bệnh phẩm phết họng. Đây là mẫu bệnh phẩm có tỉ lệ dương tính cao nhất, lấy mẫu đơn giản nên có thể áp dụng thường qui trên lâm sàng. Chưa thấy mối tương quan rõ giữa NĐVR với khả năng gây biến chứng của EV71 và chưa xác định được sự tương quan giữa sự gia .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN