Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát độ chính xác của một số mô hình trường trọng lực trên Biển Đông
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Khảo sát độ chính xác của một số mô hình trường trọng lực trên Biển Đông nêu lên một số mô hình trường trọng lực; xác định dị thường trọng lực từ các mô hình trường trọng lực toàn cầu; so sánh kết quả tính dị thường trọng lực từ các mô hình với số liệu đo trọng lực trực tiếp. | Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Số 55 (2016) 60-65 Khảo sát độ chính xác của một số mô hình trường trọng lực trên Biển Đông Nguyễn Văn Sáng* Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 22/6/2016 Chấp nhận 25/7/2016 Đăng online 30/8/2016 Hiện nay tồn tại một số mô hình trường trọng lực toàn cầu. Từ các mô hình này có thể tính được dị thường trọng lực, dị thường độ cao, độ lệch dây dọi và thế trọng trường của các điểm. Vấn đề đặt ra là trên khu vực Biển Đông, mô hình nào là chính xác nhất? Để giải quyết vấn đề này, bài báo đã giới thiệu 4 mô hình trường trọng lực toàn cầu là EGM96, EGM2008, GO_CONS_EGM_DIR_2I, GOCE-DIR4 và cách tính dị thường trọng lực từ các hệ số điều hòa của các mô hình này. Các kết quả tính dị thường trọng lực từ các mô hình này được so sánh với 28 158 số liệu đo trọng lực biển trực tiếp. Kết quả so sánh cho thấy mô hình EGM2008 là chính xác nhất trên Biển Đông. Dị thường trọng lực tính từ mô hình này có độ lệch chuẩn 4,9 mgal. Tuy nhiên, trong độ lệch dị thường trọng lực vẫn còn chứa sai số hệ thống. Từ khóa: Mô hình trường trọng lực Trái đất Dị thường trọng lực Trọng lực biển © 2016 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 1. Đặt vấn đề Xác định hình dáng, kích thước và thế trọng trường của Trái đất là bài toán quan trọng của Trắc địa cao cấp. Thế trọng trường của Trái đất là một hàm tích phân ba lớp và phụ thuộc vào mật độ vật chất trong lòng đất và không thể xác định được một cách chặt chẽ được. Để khắc phục điều này, Laplace đã đề xuất phương pháp triển khai thế trọng trường vào chuỗi hàm điều hòa cầu (Bernhard Hofmann, Wellenhof Helmut Moritz. 2005). Theo phương pháp này thì thế trọng trường, dị thường trọng lực, dị thường độ cao hay độ lệch dây dọi của một điểm sẽ được xác định _ *Tác giả liên hệ. E-mail: nguyenvansang@humg.edu.vn Trang 60 nếu biết các hệ số của hàm điều hòa cầu Sn,m và Cn,m. Từ đó, các nhà trắc địa trên thế giới .