Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tri thức với vai trò định hướng và điều chỉnh hoạt động tính toán của học sinh tiểu học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết làm sáng tỏ vai trò của các tri thức liên quan đến phương pháp, các tri thức liên quan đến các tư tưởng của triết học vận dụng vào dạy học toán tiểu học. Chúng được sử dụng để định hướng và điều chỉnh hoạt động tính toán của học sinh khi giải quyết những tình huống có vấn đề. Bài viết làm sáng tỏ vai trò của các tri thức nói trên trong thực hành tính toán nhằm định hướng cho học sinh trong hoạt động tính toán. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 19-22 TRI THỨC VỚI VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÍNH TOÁN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Đào Tam - Trường Đại học Vinh Phạm Thị Kim Châu - Trường Đại học Đồng Tháp Ngày nhận bài: 05/01/2018; ngày sửa chữa: 25/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018. Abstract: In this article, authors clarify the role of knowledge related to the method and knowledge of philosophical ideas in applying to teaching primary mathematics. They are applied for orientation and adjustment of calculation skills when solving problems. Also, the article points out the role of the knowledge in practice of calculation for primary students as a guide and adjustment in calculation process. Keywords: Knowledge, calculation skills, student, primary school. 1. Mở đầu Trong dạy học Toán nói chung và ở tiểu học nói riêng, đối với các tình huống quen thuộc, học sinh (HS) chỉ cần nhận dạng và vận dụng phép tính, công thức, quy tắc, quy trình để tính toán trực tiếp. Ngoài các tình huống quen thuộc, với các tình huống không quen thuộc (các tình huống có vấn đề, tình huống chứa đựng những khó khăn chướng ngại cần giải quyết) đòi hỏi HS phải tìm cách biến đổi, xâm nhập đối tượng để làm sáng tỏ vấn đề, sáng tỏ cách thức tính toán thông qua quá trình hoạt động, tư duy, liên tưởng và huy động kiến thức; khi đó tri thức đã biết đóng vai trò là cơ sở định hướng, điều chỉnh hoạt động tính toán của HS. Nếu vốn tri thức kinh nghiệm đã có của HS yếu kém sẽ làm cho hoạt động tính toán của các em gặp khó khăn, dễ mắc sai lầm và ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vấn đề. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động tính toán của học sinh tiểu học Trong toán học nói chung và toán tiểu học nói riêng, khi giải quyết một tình huống học tập, đầu tiên HS đọc tình huống để hiểu các thông tin trong tình huống đó. Tiếp theo, thông qua các hoạt động liên tưởng và huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có, HS phải nhận dạng xem vấn đề đó có quen thuộc hay không. Nếu vấn đề quen thuộc .