Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu thu nhận xylooligosaccharide từ cám gạo bằng công nghệ enzyme
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu mới của chúng tôi về thu nhận XOS từ cám gạo sử dụng công nghệ enzyme thân thiện với môi trường. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 67-73 NGHIÊN CỨU THU NHẬN XYLOOLIGOSACCHARIDE (XOS) TỪ CÁM GẠO BẰNG CÔNG NGHỆ ENZYME Trần Thị Nhung1, Phạm Thị Thu Phương1, Nguyễn Thúy Hường2, Nguyễn Thị Mai Phương1* 1 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *phuong_nguyen_99@ yahoo.com 2 Viện Công nghiệp thực phẩm TÓM TẮT: Cám gạo là phụ phẩm của quá trình xay xát gạo và rất giàu hydratcarbon, đặc biệt là xylan. Vì thế, nguồn nguyên liệu này đã và đang được sử dụng để sản xuất chất xơ hòa tan Xylooligosaccharide (XOS). Một số vi khuẩn phổ biến trong ruột kết như Bifidobacteria và Lactobacillus có thể sử dụng XOS như nguồn cơ chất. Thị trường cho XOS đang ngày càng hấp dẫn do những lợi thế về các tính chất sinh học và công nghệ so với các oligosaccharide phổ biến khác như fructooligosaccharide (FOS) hay galactooligosaccharide (GOS). XOS có thể sản xuất từ cám gạo sử dụng công nghệ hóa học hoặc công nghệ enzyme. Thủy phân cám gạo sử dụng β-1,4-xylanase là phương pháp thường được lựa chọn để sản xuất XOS từ cám gạo. Hiện tại, Việt Nam vẫn đang thiếu một công nghệ sản xuất XOS từ cám gạo có độ sạch cao và an toàn thực phẩm. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu mới về thu nhận XOS từ cám gạo sử dụng công nghệ đa enzyme thân thiện với môi trường. Chế phẩm XOS có độ sạch tới 81,4% đã được thu nhận bằng cách thủy phân cám gạo đã tiền xử lý với Ultraflo L xylanase 0,6% của hãng Novozyme ở pH 7,0 tại 50oC trong đệm phosphate buffer 100 mM trong 15 giờ. Đây là một công nghệ thích hợp để sản xuất XOS từ cám gạo ở Việt Nam. Từ khóa: Bifidobacteria, Lactobacillus, cám gạo, xylanase, xylooligosaccharide (XOS). MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 7,5 triệu tấn. Vì thế lượng cám gạo, phụ phẩm của quá trình xay xát gạo cũng rất lớn. Cám gạo có giá trị dinh dưỡng cao với thành phần hydratcacbon chiếm từ 38,744,3%, trong đó, chủ yếu là xylan nên cũng .