Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dẫn liệu về ốc (gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo đưa ra dẫn liệu bước đầu về lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở khu vục Tây Trang gồm 54 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ và 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 397-404 DẪN LIỆU VỀ ỐC (GASTROPODA) TRÊN CẠN KHU VỰC TÂY TRANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Đỗ Văn Nhượng*, Đinh Phương Dung Đại học Sư phạm Hà Nội, *dvnhuong@hotmail.com TÓM TẮT: Bài báo đưa ra dẫn liệu bước đầu về lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở khu vục Tây Trang gồm 54 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ và 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi. Trong danh sách này, tỷ lệ ốc Có phổi chiếm tới 70,4%, ốc Có mang 29,6%, họ có nhiều loài nhất là Cyclophoridae (9 loài), Ariophantidae (8 loài), các họ khác có số loài ít hơn. Các loài ốc cạn đã phát hiện được phân bố trong 3 sinh cảnh: rừng trên núi đá vôi, rừng trên đồi và rừng trên đá granit. Số lượng loài gặp trên núi đá vôi phong phú nhất, chiếm 88,9% số loài, ít loài nhất là sinh cảnh rừng trên đồi. Mật độ trung bình cá thể trên núi đá vôi đạt đến 33 cá thể/m2, thấp nhất là rừng trên đồi 4 cá thể/m2. Từ khóa: Gastropoda, Ariophantidae, Cyclophoridae, ốc cạn, Tây Trang, Điện Biên. MỞ ĐẦU Tây Trang là địa điểm biên giới Việt Lào thuộc tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên 38 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Mường Mày, tỉnh Phong Xa Lỳ (Lào) 35 km. Khu vực Tây Trang thuộc xã Na Ư, huyện Điện Biên, có vị trí địa lý từ 21o08’ đến 21o22’ vĩ độ bắc, 102o49’ đến 102o59’ kinh độ đông. Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) có số lượng loài và số lượng cá thể phong phú, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ở cạn, đa dạng về kích thước và hình thái. Các dẫn liệu về ốc cạn của các tác giả Fischer, Bavay, Dautzenberg (1898, 1904, 1908.) [1-7, 9-12] ở miền Tây Bắc chỉ dừng lại ở khu vực Sơn La, Lào Cai, tập trung nhiều hơn cả là vùng núi Đông Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Kạn). Vì vậy, những dẫn liệu về ốc trên cạn ở vùng núi sâu trong lục địa của Việt Nam như Điện Biên còn thiếu, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ về vấn đề tiến hóa của nhóm này trên cạn, góp phần quan trọng vào điều tra đa dạng sinh học ở các vùng cảnh quan khác nhau. Về đặc điểm tự nhiên, .