Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bức phù điêu thần mặt trời trên cỗ xe thất mã của nghệ thuật Chămpa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đầu thế kỷ XX, cha L.P.Cadière đã phát hiện ra địa điểm đổ nát của ngôi tháp Chămpa tại Trà Liên và đã ghi lại như sau: “Ở trên địa phận xóm Bồi, đã tìm thấy di tích Chàm trong một lùm cây rậm rạp gọi là Lùm Giàng. | S 1 (46) - 2014 - Di s n v n hoŸ v t th BỨC PHÙ ĐIÊU THẦN MẶT TRỜI TRÊN CỖ XE THẤT MÃ CỦA NGHỆ THUẬT CHĂMPA NGÔ V N DOANH ầu thế kỷ XX, cha L.P.Cadière đã phát hiện ra địa điểm đổ nát của ngôi tháp Chămpa tại Trà Liên và đã ghi lại như sau: “Ở trên địa phận xóm Bồi, đã tìm thấy di tích Chàm trong một lùm cây rậm rạp gọi là Lùm Giàng. Nó nằm ở khu vực cao có nhiều cát về phía bắc được gọi là Cồn Dinh. Đây là địa điểm mà chúa Nguyễn đã chọn làm nơi đóng lỵ sở của ông ta vào năm 1750 và trên bờ một nhánh sông cũ, ngày nay đã bị lấp phần giữa, nhưng hai đầu không thông, nên gọi là Hói Cụt”1. Theo ghi chép của L.P. Cadière, đã nhìn thấy, phía trước tháp đổ một bệ thờ rất đẹp, trên có một Yoni vuông mỗi cạnh dài 1,20m và có vòi quay về hướng bắc. Ở giữa Yoni, có một Linga hình chỏm cầu cao 0,40m Hiện nay, di tích nằm trên một vùng cát thuộc xóm Nam Bồi, làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; cách quốc lộ 1 gần 2km về phía Đông, cách sông Thạch Hãn chưa đầy 1km về phía Tây Bắc. Thế rồi, phải gần 80 năm sau, vào năm 1983, một nhóm nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Huế mới đến điều tra nghiên cứu di tích này, thì các cồn đất do các ngôi tháp đổ xuống đã bị dân địa phương đào bới để lấy gạch và đất đắp mồ mả; còn bàn thờ mà cha L.P.Cadiere nhìn thấy và mô tả đã không còn. Thế nhưng, do nhân dân đào bới, mà đã làm lộ ra một chiếc trán cửa hình lá nhĩ (tympan) bằng đá và ba khối đá khá lớn của một đài thờ. Từ khi được phát hiện vào năm Đ 1980 đến năm 1996, bức phù điêu này được cất giữ tại Phòng Văn hóa -Thông tin huyện Triệu Hải và, đến năm 1996, thì được đưa về Bảo tàng Quảng Trị. Ngay sau khi được phát hiện, nhóm nghiên cứu đã có những thông báo về di tích và các hiện vật của Trà Liên. Và, trong bài viết “Trà Liên - một ngôi tháp cổ”2, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh có một dòng thông báo ngắn về tác phẩm điêu khắc thể hiện thần mặt trời Surya mới được phát hiện tại làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện