Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài cá bộ cá vược (perciformes) ở một số sông Chính thuộc tỉnh Khánh Hòa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở các sông tỉnh Khánh Hòa chưa được thực hiện nhiều, cho nên việc nghiên cứu thành phần loài bộ cá Vược (Perciformes) ở các sông tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ khái quát sự phân bố các loài thuộc bộ cá Vược, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi đối với các loài cá có giá trị kinh tế trong bộ cá Vược. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỘ CÁ VƢỢC (PERCIFORMES) Ở MỘT SỐ SÔNG CHÍNH THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA LÊ THỊ THU HÀ Trường Đại học sư phạm Huế LÊ KHÁNH VŨ, HOÀNG ANH VŨ Trường Đại học Quảng Bình Khánh Hòa là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhƣng thƣờng ngắn và dốc. Dọc bờ biển có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh và cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông; chính vì vậy, Khánh Hòa khá phong phú về thành phần loài cá nƣớc ngọt và nƣớc mặn, trong đó có các loài thuộc bộ cá Vƣợc. Các công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở các sông tỉnh Khánh Hòa chƣa đƣợc thực hiện nhiều, cho nên việc nghiên cứu thành phần loài bộ cá Vƣợc (Perciformes) ở các sông tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ khái quát sự phân bố các loài thuộc bộ cá Vƣợc, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi đối với các loài cá có giá trị kinh tế trong bộ cá Vƣợc. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Mẫu vật các loài cá thuộc bộ cá Vƣợc thu đƣợc ở thƣợng lƣu, trung lƣu, hạ lƣu Sông Cái, Sông Tô Hạp và Sông Dinh. - Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2012 đến hết tháng 8/2013. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập mẫu vật: Cá đƣợc trực tiếp đánh bắt với ngƣ dân và mua mẫu của các ngƣ dân đánh cá ở các địa điểm nghiên cứu. Đặt các bình có pha sẵn hóa chất định hình để nhờ các hộ dân khai thác thủy sản trên sông thu thập thƣờng xuyên trong thời gian nghiên cứu. Mua và kiểm tra mẫu cá ở các chợ xung quanh vùng nghiên cứu. Thực hiện các nghiên cứu 1 tháng/1 lần. Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu (nguồn internet) - Phƣơng pháp xử lý và bảo quản mẫu vật: Mẫu thu đƣợc chụp ảnh và xử lý bằng formol ngay khi còn tƣơi. Định hình trong dung dịch formol 10%. Bảo quản mẫu trong dung dịch formol 4-5% và đƣợc lƣu giữ tại phòng thí nghiệm Bộ môn Tài nguyên - Môi trƣờng - Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế. - Phƣơng pháp phân loại mẫu vật: Sử dụng phƣơng pháp phân loại hình thái học. + .