Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vị trí của tiếng Cao Lan trong các ngôn ngữ tai

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ đơn tiết, có thanh điệu. Về phân loại thân tộc ngôn ngữ, hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu đều mới chỉ thống nhất với nhau về vị trí của tiếng Cao Lan là thuộc ngữ hệ Tai - Kadai, nhánh Kam - Tai, tiểu nhánh Be - Tai, nhóm Tai. Vấn đề tiếng Cao Lan thuộc tiểu nhóm nào trong nhóm Tai vẫn còn chưa được thống nhất. | NGÔN NGỮ SỐ 8 2012 VỊ TRÍ CỦA TIẾNG CAO LAN TRONG CÁC NGÔN NGỮ TAI ThS PHAN LƯƠNG HÙNG 1. Người Cao Lan và tiếng Cao Lan Theo danh mục các dân tộc ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê ban hành năm 1979, người Cao Lan là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy có 169.410 người Sán Chay, sống tập trung tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc: Tuyên Quang (61.343 người), Thái Nguyên (32.483 người), Bắc Giang (25.821 người), Quảng Ninh (13.786 người), Yên Bái (8.461 người), Cao Bằng (7.058 người), Lạng Sơn (4.384 người), Phú Thọ (3.294 người), Vĩnh Phúc (1.611 người), Bắc Kạn (602 người). Một số mới di cư vào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Dân tộc Sán Chay có hai nhóm địa phương là Cao Lan và Sán Chỉ. Trong đó, người Cao Lan chiếm khoảng 63% tổng dân số dân tộc Sán Chay. Người Cao Lan tự gọi mình là Hờn Bán, có nghĩa là "người ở bản". Ở Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái cộng đồng này còn tự gọi mình là Sán Chấy. Ngoài ra, họ còn được biết đến với những tên gọi khác như: Sùn Nhằn (người ở thôn bản), Phén, Chùng. Người Sán Chỉ tự gọi mình là Sán Chay, có nghĩa là "quả ở trên rừng". Cũng có ý kiến cho rằng tộc danh Sán Chay bắt nguồn từ hai chữ Sơn Tử, nghĩa là người ở trên núi [4, 55]. Theo một số tài liệu dân tộc học, người Cao Lan vốn cư trú ở khu vực Nam Trung Quốc. Sau đó, do chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh họ di cư đến khu vực Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc rồi vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Hiện nay, các bài cúng của người Cao Lan còn nhắc tới Quảng Đông, Quảng Tây như là quê hương của họ. Các gia phả hiện còn lưu giữ được trong cộng đồng người Cao Lan cũng cho thấy thời gian họ có mặt ở Việt Nam chỉ mới khoảng 400 năm nay [4, 66]. Tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ đơn tiết, có thanh điệu. Về phân loại thân tộc ngôn ngữ, hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu đều mới chỉ thống nhất với nhau về vị trí của tiếng Cao Lan là thuộc ngữ hệ Tai - Kadai, nhánh Kam - Tai, tiểu nhánh Be - Tai, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.