Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khóa luận đánh giá khái quát thực trạng và một số biện pháp hạn chế và quản lý nợ xấu trong cho vay kinh doanh bất động sản tại BIDV Quang Trung. Từ việc phân tích đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị, phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nợ xấu phát sinh và quản lý tốt hơn các khoản nợ xấu còn tồn tại tại Chi nhánh. | LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc cho vay thế chấp bằng bất động sản là dịch vụ tài chính phổ biến của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản được huy động từ các nguồn tài chính là các quỹ như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, các quỹ của Nhà nước và các quỹ của các công ty tài chính nói chung chứ không phải là ngành ngân hàng. Ở Việt Nam, tuy thị trường bất động sản chỉ mới bắt đầu khởi sắc từ năm 2003 trở lại đây, nhưng do thị trường tài chính chưa phát triển nên nguồn vốn cho thị trường bất động sản phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, với nhiều nguyên nhân khác nhau, thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển thiếu tính bền vững, môi trường pháp lý chưa chặt chẽ, thông tin về thị trường còn thiếu Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, qua đó gây rủi ro cho hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại nói riêng. Mặt khác, tín dụng bất động sản thường có quy mô lớn và kỳ hạn dài nên rủi ro về tính thanh khoản trong suốt quá trình cho vay là rất lớn. Thị trường bất động sản từ đầu năm 2011 đến nay đang đối mặt với nhiều thách thức lớn và bị tác động mạnh mẽ chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Việc dòng tiền bị giảm mạnh khiến thị trường bị "sốc" và nhanh chóng đóng băng đang gây rủi ro lớn thị trường tài chính. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2011 dư nợ tín dụng bất động sản là 245 nghìn tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư nợ. Tỷ lệ khá cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan 6%. Trong đó, nợ xấu bất động sản đang ở mức khoảng 3%. Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay bất động sản hiện chiếm 8,6%, nợ xấu nằm trong lĩnh vực này hiện ở mức 12.300 tỷ đồng, tương đương 5,4%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân của các lĩnh vực khác. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong .