Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình nghề Hàn - Môn học 08: Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Phần 2)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 2 gồm nội dung các chương: Sai lệch hình dạng, vị trí và nhám bề mặt; các dụng cụ đo lường thông dụng trong chế tạo máy. Giáo trình được sử dụng cho đào tạo trung cấp nghề hàn. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến nghề trên. . | CHƯƠNG 3 SAI LỆCH HÌNH DẠNG VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT Thời gian giờ Tổng số Lý thuyết Thực hành 5 3 2 MỤC TIÊU Học xong bài này người học có khả năng - Nắm vững các khái niệm cơ bản về dung sai hình dạng hình học nhám bề mặt và cách ghi kích thước cho bản vẽ chi tiết. NỘI DUNG 1- Sai lệch hình dạng và vị trí bề mặt 1.1- Khái niệm chung. Trong chế tạo máy người ta thường thiết kế các chi tiết từ những hình dạng hình học đơn giản nhất bởi điều đó sẽ làm đơn giản cho việc chế tạo. Các chi tiết riêng biệt hoặc các bộ phận của chúng thường được làm ở dạng mặt phẳng hoặc mặt trụ. Rất ít khi người ta dung các chi tiết ở dạng hình học khác. Tuy nhiên do một loạt nguyên nhân ảnh hưởng tới chế tạo hình dạng của chi tiết không giữ được lý tưởng. Do đó người ta quy định các tiêu chuẩn riêng cho sai lệch so với hình dạng hình học đúng. Để định mức và đáng giá về số lượng các sai lệch hình dạng người ta đưa vào các khái niệm sau Bề mạt thực là bề mặt trên chi tiết gia công và cách biết nó với môi trường xung quanh Profin thực là được biên của mặt cắt qua bề mặt thực Bề mặt áp là bề mặt có hình dạng của bề mặt danh nghĩa bề mặt hình học đúng trên bản vẽ tiếp xúc với bề mặt thực và được bố trí ở ngoài của vật liệu chi tiết sao cho sai lệch từ bề mặt áp tới điểm xa nhất của bề mặt thực có trị số nhỏ nhất. Profin áp là đường biên của mặt cắt qua bề mặt áp. Tương ứng với các chi tiết phẳng và trụ trơn ta có các dụng sai sai lệch hình dạng như sau 1.2- Sai lệch hình dạng. 1.2.1- Sai lệch hình dạng bề mặt phẳng Sai lệch hình dạng bề mặt phẳng được đặc trưng bởi độ phẳng và độ thẳng Sai lệch độ phẳng là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên bề mặt thực đến mặt phẳng áp tương ứng trong giới hạn phần chuẩn L 38 Hình 3.1- Sai lệch về độ phẳng. Sai lệch độ thẳng là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên profin thực đến được thẳng áp trong giới hạn chiều dài quy định L Hình 3.2- Sai lệch về độ thẳng. 1.2.2- Sai lệch hình dạng bề mặt trụ. Đối với chi tiết trụ trơn thì sai lệch hình dạng được xét .