Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án: Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững, đặc biệt DLST bền vững đối với một vùng biển – hải đảo và DLST trên các vùng nhạy cảm về môi trường khác. đề xuất các giải pháp chủ yếu bao gồm: Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên nhân văn liên quan đến DLST, nhóm giải pháp tổng hợp phát triển DLST vùng, đề xuất tổ chức phân vùng quy hoạch một cách có hệ thống và khoa học không gian DLST cho hai tỉnh vùng DHCNTB. | 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong vòng 10 năm trở lại đây ngành du lịch thế giới tăng trưởng khoảng 25 . Hiện tại du lịch chiếm khoảng 10 hoạt động kinh tế toàn cầu và một trong những ngành tạo ra công ăn việc làm chính trên thị trường lao động thế giới 37 . Ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Từ nay đến năm 2020 theo UNWTO dự báo du lịch còn tăng trưởng ồ ạt hơn nữa tạo ra các cơ hội kinh tế lớn lao song mang lại những thách thức gay gắt và những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không được quản lý tốt 87 28 . Trước những nguy cơ đó con người bắt đầu nhìn nhận chuyển hướng nhận thức và cách tiếp cận trong hoạt động du lịch họ mong muốn đóng góp trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền vững hơn. Theo đó xu thế phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên nói chung và DLST nói riêng đang trở thành xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên khía cạnh trách nhiệm đối với tài nguyên và môi trường. Vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là vùng được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng. Trong những năm qua đã đón bắt nhiều cơ hội để phát triển du lịch và DLST qua đó nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển Mũi Né Ninh Chữ Cà Ná Hàm Tân . các VQG các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác sử dụng để phát triển du lịch. Tuy với thế mạnh vượt trội về tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển DLST nhưng cho đến nay việc khai thác tiềm năng này trên cả lĩnh vực tự nhiên lẫn nhân văn còn ở mức nhỏ lẻ tự phát chưa có được những nghiên cứu mang tính bài bản khoa học để tạo nền tảng cho việc khai thác có hiệu quả những nguồn tiềm năng to lớn này. Hiện nay đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn tốc độ nhanh làm cho các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải tồn tại mâu thuẩn ngày càng gay gắt một