Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngõ Hài Tượng, thuộc đất thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc (sau đó đổi thành Đông Thọ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. | Phố nghề thuộc da đóng giày ở đất Thăng Long Ngõ Hài Tượng thuộc đất thôn Hài Tượng tổng Hữu Túc sau đó đổi thành Đông Thọ huyện Thọ Xương nay thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Người làng Chắm giữa tức làng Phong Lâm huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. Những người thợ ở đây sản xuất các loại giày dép theo kiểu truyền thống do đó hình thành nên tên ngõ. Những người thợ này đã lập đền thờ Tổ nghề là Phả Trúc Lâm tại số nhà 16 ở ngõ này. Dân phố tôn ông Phạm Đức Chính Phạm Sỹ Bôn Phạm Thuần Chính quê ở làng Phong Lâm làm Tổ nghề. Vào thời Lê-Mạc năm 1565 cả ba ông có mặt trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc bang giao. Trên đường đi đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu các ông đã chú ý đến nghề thuộc da đóng giầy mà lúc đó ở nước ta nghề này chưa phát triển. Hoàn thành công việc sứ bộ ba ông quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Các ông học và nắm vững các bí quyết về thuộc da đóng giày khi về nước đã truyền nghề cho dân làng Phong Lâm. Từ đó nghề thuộc da đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Các ông được triều đình ban phong chức quan Thượng y ở Quốc Tử Giám. Hàng năm vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch người thợ giày da đã đến đền Phả Trúc Lâm làm lễ tưởng nhớ các ông Tổ nghề Phạm Đức Chính Phạm sỹ Bôn Phạm Thuần Chính. Đền Phả Trúc Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Phố Hàng Giầy Phố Hàng Giầy thuộc đất thôn Cổ Tương tổng Hậu Túc sau đổi thành Đồng Xuân huyện Thọ Xương nay thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Những người thợ làng Chắm giữa tức làng Phong Lâm huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương lên cư trú và làm nghề đóng giày dép nghề này thành tên của phố. Ngày nay phố Hàng Giầy còn có nhiều cửa hàng buôn bán các loại kẹo bánh chế biến theo kiểu công nghiệp và các cửa hàng ăn uống đặc sản. Phố Bảo Khánh Phố Bảo Khánh dài 104m đi từ phố Lê Thái Tổ đến phố Hàng Trống thuộc đất thôn Báo Thiên sau đổi thành Bảo Khánh tổng Tiền Túc sau đổi thành Thuận Mỹ huyện Thọ Xương nay thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Người làng Chắm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.