Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Quản trị học - TS. Vũ Thế Phú

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình Quản trị học do TS. Vũ Thế Phú biên soạn. Nội dung trình bày về bản chất của quản trị, sự phát triển của lý thuyết quản trị, doanh nghiệp và nhà kinh doanh, ra quyết định quản trị,.Mời bạn cùng tham khảo. | CHƯƠNG TRINH ĐÀO TẠO TU XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH - MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ HỌC PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ Quản Trị Học PHẦN MỞ ĐầU 1. NỘI DUNG MÔN HỌC Bài 1 Bản Chất Của Quản Trị Bài 2 Sự Phát Triển Của Lý Thuyết Quản Trị Bài 3 Doanh Nghiệp Và Nhà Kinh Doanh Bài 4 Nhà Quản Trị Bài 5 Ra Quyết Định Quản Trị Bài 6 Hoạch Định Bài 7 Tổ Chức Bài 8 Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Bài 9 Quản Trị Nguồn Nhân Lực Bài 10 Thông Tin Quản Trị Bài 11 Lãnh Đạo Bài 12 Kiểm Tra 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Việc nghiên cứu phương pháp của quản trị học rất quan trọng. Bởi vì phải chọn đúng các vì sao để chúng giúp cho quản trị học tiến xa hơn nữa. Phương pháp luận đúng sẽ là một hệ phóng từ đó vút lên các tên lửa Những công trình nghiên cứu cụ thể về quản trị. Quản trị học lấy phương pháp hệ thống phương pháp phân tích logic làm phương pháp luận chung để nghiên cứu các vấn đề quản trị. Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề quản trị phải có quan điểm lịch sử quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống. Cần phải nghiên cứu các vấn đề quản trị trong những điều kiện lịch sử cụ thể có tính đến những kinh nghiệm cụ thể những thành tựu và triển vọng. Quan điểm này nghiên cứu vấn đề toàn diện nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Như vậy khi nghiên cứu một vấn đề gì đó phải tính đến tất cả các yếu tố Kinh tế chính trị tâm lý và xã hội luật pháp. Trang 3 Quản Trị Học Quan điểm và phương pháp hệ thống giữ một vai trò quan trọng trong quản trị. Nó cho phép xem xét hệ thống quản trị và bị quản trị như là một tổng thể toàn vẹn của các yếu tố có liên hệ qua lại với nhau được thống nhất bởi mục đích chung tìm ra đặc tính của hệ thống các mối liên hệ bên trong bên ngoài của hệ thống. Khi nghiên cứu các vấn đề quản trị cần có quan điểm hệ thống Phải tính đến những đặc điểm của toàn bộ hệ thống các bộ phận trong hệ thống và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Nhờ phương pháp luận đúng quản trị có thể khai thác các tiềm năng giống